Tầm quan trọng của kẽm với cơ thể - Người thiếu chất kẽm nên ăn gì?
Tầm quan trọng của kẽm với cơ thể
Kẽm là chất dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nhiều chức năng trong cơ thể như: chức năng sinh học, hoạt động của enzyme… Bổ sung đầy đủ kẽm giúp:
- Tăng cường hệ miễn dịch giúp giảm nguy cơ ốm vặt
- Làm chậm quá trình oxy hóa
- Cân bằng nội tiết tố
- Tốt cho xương khớp
- Tốt cho não bộ và hệ thần kinh
- Giảm các bệnh về mắt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ thể bị thiếu kẽm như: Chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn uống thiếu kẽm, người mắc bệnh mạn tính, do tuổi tác, nhu cầu kẽm của cơ thể gia tăng, yếu tố di truyền…
Thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như: Suy giảm thị lực, loét miệng, bệnh lý xương khớp…
Do đó, chúng ta cần sớm nhận biết tình trạng thiếu kẽm của cơ thể nhằm bổ sung để có cơ thể khỏe mạnh.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu chất kẽm
Các dấu nhiệu cơ bản để nhận biết tình trạng thiếu kẽm của cơ thể:
- Giảm cân nhanh
Kẽm có vai trò quan trọng trong việc tăng cường vị giác. Vì vậy, những người thiếu kẽm sẽ giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon, dẫn đến tình trạng giảm cân nhanh chóng
- Vết thương chậm lành
Kẽm giúp hỗ trợ làn da khỏe mạnh và đẩy nhanh quá trình đông máu khi cần thiết. Do đó, người thiếu kẽm khi bị các vết thương sẽ lâu lành hơn người bình thường.
- Tóc khô và rụng nhiều, móng giòn dễ gẫy
Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp protein đồng thời giúp cân bằng nồng độ hormon trong cơ thể. Do đó, cơ thể thiếu kẽm có thể sẽ làm tóc yếu gẫy rụng. Mặt khác, người thiếu kẽm sẽ bị giòn móng tay, dễ gẫy và có đốm trắng đặc trưng.
- Cơ thể dễ bị lạnh
Kẽm giúp tăng cường kháng thể. Do đó, người thiếu kẽm sẽ cảm thấy lạnh hơn bình thường và dễ mắc bệnh.
- Suy giảm thị lực
Mắt chịu ảnh hưởng nhiều bởi các khoáng chất vi lượng trong đó có kẽm. Do đó, khi thiếu kẽm sẽ có thể gây ra 1 số triệu trứng như: mắt mờ, nheo mắt, thị lực suy giảm.
Những đối tượng cần bổ sung kẽm tăng cường
Kẽm là 1 trong những dưỡng chất vi lượng và có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm. Do đó, nếu chúng ta ăn uống theo chế độ dinh dưỡng cân bằng cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ hàm lượng kẽm.
Tuy nhiên, 1 số đối tượng sau đây dễ bị thiếu kèm cần chú ý bổ sung:
- Người có chế độ ăn chay: Nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng kẽm lớn chủ yếu là thịt, vdo đó người ăn chay trường dễ bị thiếu hụt kẽm.
- Người bị bệnh đường ruột, người bị rối loạn tiêu hóa: Người bị bệnh đường ruột, người bị rối loạn tiêu hóa cũng sẽ khó hấp thu kẽm từ thức ăn, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai có nhu cầu kẽm cao hơn bình thường vì cần cung cấp kẽm cho bào thai, đặc biệt chú ý bổ sung thời kỳ mang thai đầu.
Người bị thiếu chất kẽm nên ăn gì?
Có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung kẽm, các loại giàu kẽm phải kể đến như:
- Sò
Sò cung cấp hàm lượng kẽm rất dồi dào. Trung bình 100g sò chứa khoảng 13.4 mg kẽm. Ngoài ra, các thực phẩm có vỏ cứng như hàu, cua, ngao…cũng cung cấp hàm lượng lớn kẽm và protein. Tuy nhiên cần lưu ý, khi sử dụng các loại thực phẩm này cho trẻ em và phụ nữ mang thai chúng ta nên nấu chín hoàn toàn, tránh ăn tái, ăn sống vì có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
- Thịt
Thịt là một loại thực phẩm giàu kẽm, đặc biệt là các loại thịt đỏ. Kẽm có mặt trong hầu hết tất cả các loại thịt khác nhau, bao gồm thịt bò, thịt cừu và thịt lợn
- Sữa
Phô mai và sữa cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao trong đó có kẽm. Đặc biệt, kẽm có trong sữa và phô mai có tính khả dụng cao được cơ thể hấp thụ tối đa
- Đậu hà lan
Các loại hạt nói chung được rất nhiều người lựa chọn ăn hàng ngày bởi chúng rất giàu dinh dưỡng như chất xơ, sắt, kẽm. Trong đó, đậu hà lan là loại hạt cung cấp hàm lượng kẽm rất cao, 100g đậu hà lan sẽ chứa khoảng 5mg kẽm.
- Quả ổi
Ổi được biết đến là loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, sắt,...Ngoài ra, loại quả này còn là thực phẩm rất giàu kẽm. Trong 100g ổi cung cấp khoảng 2.4mg kẽm.
- Sôcôla đen
Hiếm ai biết rằng sô cô la đen chứa hàm lượng kẽm rất hợp lý. Một thanh sôcôla đen 100gram chứa khoảng 3,3 mg kẽm tức là cung cấp khoảng 30% lượng kẽm yêu cầu của cơ thể mỗi ngày.
1 số loại thực phẩm bổ sung kẽm hiệu quả, uy tín trên thị trường hiện nay
Ngoài bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống, chúng ta cũng có thể sử dụng thực phẩm bổ sung cũng khá tiện lợi và hiệu quả. 1 số loại thực phẩm bổ sung kẽm hiệu quả, uy tín trên thị trường hiện nay:
- Amix 4in1 D3-K2-Mg-Zn - 90 viên
Amix 4in1 D3-K2-Mg-Zn 90 viên là sản phẩm cung cấp đồng thời 4 dưỡng chất cực kì cần thiết để tăng năng lượng, tăng hiệu suất tập luyện và tăng cường sức khỏe xương khớp. Đó là bộ đôi vitamin D3, vitamin K2 và hai loại khoáng chất Magie (Mg) và Kẽm (Zn).
Sản phẩm do Amix - thương hiệu dinh dưỡng thể hình nổi tiếng Châu Âu nghiên cứu phát triển và sản xuất.
- Ostrovit MgZB - 90 viên
1 serving (3 viên) OstroVit MgZB cung cấp: 375mg Magie, 15mg Kẽm, 2mg vitamin B6 giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, ngăn chuột rút, tăng cường miễn dịch,nâng cao chức năng của hệ thần kinh, hỗ trợ ngủ ngon giấc hơn,..
Sản phẩm được sản xuất mởi Ostrovit - thương hiệu thực phẩm bổ sung hàng đầu, uy tín tại Ba Lan.
- Nutricost ZMA Anabolic Mineral Support - 180 viên
Nutricost ZMA Anabolic Mineral Support 180 viên là sản phẩm bổ sung kẽm, magie và vitamin B6 giúp cơ thể tăng cường sức mạnh, cải thiện sức bền và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng viên nén rất tiện lợi, dễ sử dụng, dễ bảo quản và phù hợp cho cả nam và nữ.
ZMA Anabolic Mineral Support 180 viên được sản xuất bởi Nutricost – thương hiệu thực phẩm bổ sung danh tiếng đến từ Mỹ.
Kết luận: Kẽm là chất dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Do đó, chúng ta cần bổ sung kẽm đầy đủ thông qua ăn uống hàng ngày hoặc qua các loại thực phẩm bổ sung. Qua bài viết “Tầm quan trọng của kẽm với cơ thể - Người thiếu chất kẽm nên ăn gì?” trên đây của WheyStore hy vọng chúng ta sẽ có thêm kiến thức để bổ sung kẽm 1 cách hợp lý.