Kỷ Lục Nhảy Cao Thế Giới: Những Cú Bật Kinh Điển Chưa Ai Vượt Qua

Đăng bởi: Yến Nguyễn Ngày 21-10-2024
Kỷ Lục Nhảy Cao Thế Giới: Những Cú Bật Kinh Điển Chưa Ai Vượt Qua
Khám phá những kỷ lục nhảy cao thế giới đầy ấn tượng và lịch sử của bộ môn này. Cú nhảy 2,45m của Javier Sotomayor vào năm 1993 vẫn chưa bị phá vỡ, ai sẽ là người vượt qua giới hạn này?

Kỷ Lục Nhảy Cao Thế Giới: Những Cú Bật Kinh Điển Chưa Ai Vượt Qua

Nhảy cao là một trong những bộ môn hấp dẫn nhất trong điền kinh, nơi mỗi cú bật có thể làm nên lịch sử. Kỷ lục nhảy cao của nam giới hiện nay do Javier Sotomayor nắm giữ, còn kỷ lục của nữ giới được thiết lập bởi Stefka Kostadinova. Vậy bạn có thắc mắc điều gì đã góp phần lớn để tạo ra những cột mốc cao chót vót này không? Cùng WheyStore khám phá ngay nhé!

Lịch sử kỷ lục nhảy cao thế giới 

Khám phá lịch sử thú vị của kỷ lục nhảy cao thế giới

Khám phá lịch sử thú vị của kỷ lục nhảy cao thế giới

Nhảy cao là một trong những môn thể thao cổ điển trong điền kinh, với những kỷ lục đáng kinh ngạc được thiết lập qua các thời kỳ. Sự tiến bộ trong kỹ thuật, thể lực và khoa học thể thao đã giúp các vận động viên liên tục vượt qua các cột mốc tưởng chừng không thể. Hãy cùng điểm lại một số khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử kỷ lục nhảy cao thế giới.

Sự phát triển của kỹ thuật nhảy cao qua các thập kỷ

Trong suốt lịch sử, các vận động viên đã không ngừng hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao để có thể phá vỡ các giới hạn về chiều cao, phá vỡ các kỷ lục nhảy cao thế giới.

Vào những năm đầu của thế kỷ 20, kỹ thuật nhảy cao được sử dụng phổ biến là kỹ thuật scissors (kéo chân qua xà), trong đó vận động viên sẽ đưa một chân lên trước, sau đó kéo chân còn lại qua mức xà. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ giúp họ đạt được những thành tích tầm trung.

Đến thập kỷ 1960, một kỹ thuật mới gọi là straddle ra đời và nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn. Kỹ thuật này cho phép vận động viên đưa cơ thể gần song song với mặt đất khi vượt qua xà, giúp giảm chiều cao cần thiết để bật nhảy. Một trong những người tiên phong trong kỹ thuật straddle là vận động viên người Liên Xô Valeriy Brumel, người đã thiết lập nhiều kỷ lục thế giới và được coi là một huyền thoại nhảy cao.

Kỹ thuật nhảy cao bất bại giúp giành kỷ lục nhảy cao thế giới

Tuy nhiên, bước đột phá lớn nhất trong lịch sử kỹ thuật nhảy cao đến vào cuối những năm 1960. Đó là khi Dick Fosbury giới thiệu kỹ thuật Fosbury Flop tại Thế vận hội Mexico City năm 1968. 

Thay vì nhảy lật người qua xà như kỹ thuật straddle, Fosbury đã sáng tạo ra cách nhảy ngửa lưng qua xà. Nhờ kỹ thuật này anh đã giành huy chương vàng với cú nhảy ấn tượng và thiết lập kỷ lục mới. Kỹ thuật Fosbury Flop nhanh chóng được áp dụng rộng rãi và vẫn là kỹ thuật tiêu chuẩn trong nhảy cao ngày nay.

Những kỷ lục nhảy cao thế giới đáng nhớ

Những con số kỷ lục được ghi nhận đầy ấn tượng

Những con số kỷ lục được ghi nhận đầy ấn tượng

Trong bề dày của môn nhảy cao, nhiều vận động viên đã lập nên những kỷ lục nhảy cao thế giới ấn tượng, trở thành biểu tượng của tinh thần thể thao bất diệt. Một số kỷ lục đã vượt qua thử thách của thời gian, trở thành mốc vàng trong lịch sử điền kinh.

Kỷ lục nhảy cao thế giới của nam

Hình ảnh nhảy cao của vận động viên Javier Sotomayor

Hình ảnh nhảy cao của vận động viên Javier Sotomayor

Khi nhắc đến kỷ lục nhảy cao thế giới của nam chúng ta không thể không nhắc đến Javier Sotomayor, vận động viên nhảy cao người Cuba. Người đã thiết lập kỷ lục thế giới với cú nhảy 2m45 vào ngày 27 tháng 7 năm 1993 tại giải đấu Salamanca, Tây Ban Nha. Đây là kỷ lục lâu đời nhất trong điền kinh hiện đại, và hiện vẫn chưa có ai vượt qua được thành tích này suốt hơn ba thập kỷ qua. 

Ngoài ra, Sotomayor cũng đã thiết lập kỷ lục nhảy cao trong nhà với cú bật 2m43 vào năm 1989. Thành tích này đã củng cố vị trí của anh như một huyền thoại sống trong lịch sử nhảy cao, trở thành mục tiêu mà nhiều vận động viên trên thế giới vẫn đang cố gắng vượt qua

Kỷ lục nhảy cao thế giới của nữ

Kỷ lục nữ giới trong nhảy cao là vận động viên Stefka Kostadinova

Kỷ lục nữ giới trong nhảy cao là vận động viên Stefka Kostadinova

Trong số các vận động viên nữ, Stefka Kostadinova của Bulgaria hiện vẫn giữ cho mình kỷ lục nhảy cao thế giới của nữ với cú nhảy 2m09 tại giải vô địch thế giới năm 1987 ở Rome. Dù đã hơn 30 năm, thành tích này vẫn đứng vững, và chưa ai có thể vượt qua. Đó là minh chứng cho tài năng xuất sắc và sự nỗ lực không ngừng của nữ hoàng nhảy cao này.

Những kỷ lục khác

Ngoài Sotomayor và Kostadinova, một số vận động viên khác cũng đã để lại dấu ấn trong lịch sử nhảy cao. Charles Austin, vận động viên Mỹ, đã giành huy chương vàng Olympic với cú nhảy 2m39 vào năm 1996, thiết lập kỷ lục Olympic mới. Ở nội dung nhảy cao trong nhà, Kajsa Bergqvist người Thụy Điển đã đạt thành tích 2m08 vào năm 2006, thành tích vẫn chưa bị phá vỡ.

Những kỷ lục này không chỉ nói lên tài năng cá nhân của từng vận động viên mà còn là biểu tượng cho những tiến bộ trong kỹ thuật và khoa học thể thao. Những thành tích đã truyền cảm hứng cho thế hệ vận động viên tiếp theo và thúc đẩy sự phát triển hơn nữa các kỷ lục nhảy cao thế giới.

Quy trình kỹ thuật chi tiết trong nhảy cao

Nắm bắt đúng các kỹ thuật nhảy cao cực chuẩn

Nắm bắt đúng các kỹ thuật nhảy cao cực chuẩn

Nhảy cao đòi hỏi sự kết hợp hoàn hảo giữa tốc độ, sức mạnh và cả những kỹ thuật chính xác. Các bước cơ bản dưới đây là những nền tảng quan trọng giúp vận động viên đạt được thành tích tốt nhất.

Chạy đà - Tạo tốc độ và điều chỉnh nhịp bước

Chạy đà là bước đầu tiên và có vai trò quyết định đến sự thành công của toàn bộ cú nhảy. Ở giai đoạn này, vận động viên phải duy trì được tốc độ gia tăng ổn định qua mỗi bước chạy.

  • Số bước chạy đà: Thông thường, vận động viên nhảy cao sẽ sử dụng từ 8 đến 12 bước chạy. Số bước được điều chỉnh tùy theo chiều dài chân và khả năng kiểm soát tốc độ của vận động viên.
  • Tốc độ tối đa ở bước cuối: Mục tiêu là đạt tốc độ cao nhất ở bước cuối cùng ngay trước khi giậm nhảy nhằm giúp chuyển đổi tốc độ nằm ngang thành lực đẩy lên cao.
  • Nhịp điệu: Nhịp chạy cần tăng dần đều, nhưng không được mất kiểm soát. Ba đến bốn bước cuối cùng rất quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn xác trong khoảng cách và tần số bước chân để tạo sự ổn định khi bước vào giậm nhảy.

Giậm nhảy - Tạo lực đẩy và tốc độ bay

Mách bạn cách để nhảy cao đúng kỹ thuật

Mách bạn cách để nhảy cao đúng kỹ thuật

Đây là giai đoạn trọng tâm và quyết định đến thành tích nhảy cao. Giậm nhảy chính xác sẽ tạo ra lực đẩy giúp cơ thể vươn lên và bay qua xà với độ cao tối đa.

  • Đặt chân giậm nhảy: Vận động viên phải giậm nhảy bằng chân thuận (thường là chân mạnh hơn) và vị trí đặt chân phải cách xa điểm chiếu của trọng tâm cơ thể ra phía trước.
  • Sức mạnh từ các khớp: Khi giậm nhảy, vận động viên cần đồng thời duỗi thẳng các khớp hông, gối và cổ chân. Nhằm giúp tăng cường lực đẩy lên trên.
  • Đánh tay và chân lăng: Động tác đánh tay và lăng chân về phía trước là yếu tố hỗ trợ giúp tăng thêm lực đẩy và tạo ra sự cân bằng tốt khi bay trên không. Vận động viên cần chú ý đá chân lăng đủ mạnh để tạo đà bay, và hai tay đánh mạnh để tăng lực từ phần trên cơ thể.
  • Bay qua xà - Giữ thăng bằng và tối ưu hóa đường bay

Giai đoạn bay trên không kéo dài từ lúc chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất đến khi cơ thể vượt qua xà. Đây là lúc vận động viên cần điều chỉnh tư thế cơ thể để đạt được hiệu quả cao nhất khi vượt qua thanh xà.

  • Tư thế cơ thể: Khi bay, cơ thể cần được giữ trong tư thế hơi cong lưng về phía sau để trọng tâm thấp hơn so với thanh xà. Điều này giúp vận động viên giảm thiểu sự va chạm vào xà.
  • Chuyển động của chân và thân: Sau khi đá lăng chân, thân người trên sẽ ngả về phía sau, đồng thời chân giậm sẽ được nâng lên để cơ thể vươn qua xà một cách mượt mà. Lúc này, chuyển động của các bộ phận trên cơ thể cần có sự phối hợp linh hoạt nhằm giữ thăng bằng và đảm bảo độ cao của cú nhảy.

Tiếp đất - An toàn và chuẩn xác

Giai đoạn cuối cùng trong một cú nhảy cao là tiếp đất. Đây là thời điểm quan trọng giúp vận động viên tránh chấn thương và giữ phong độ cho những lần nhảy tiếp theo.

  • Cách tiếp đất: Trong nhảy cao, vận động viên thường tiếp đất bằng lưng hoặc mông trên tấm đệm, điều này đảm bảo an toàn cho cột sống và các khớp.
  • Giữ thăng bằng khi tiếp đất: Vận động viên phải điều chỉnh vị trí chân và tay khi tiếp đất để giữ được thăng bằng và giảm thiểu lực tác động lên cơ thể, tránh nguy cơ chấn thương.

Mặc dù đã hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ khi các kỷ lục nhảy cao thế giới được thiết lập, là thách thức lớn đối với mọi vận động viên nhảy cao trên toàn thế giới. Nhưng cũng chính những kỷ lục này đã truyền cảm hứng cho các thế hệ vận động viên tiếp theo, khơi dậy ước mơ và tinh thần vươn lên không ngừng. 

Chưa có câu hỏi, hãy gửi câu hỏi của bạn WheyStore.vn sẽ trả lời sớm nhất
Hỏi đáp
Kỷ Lục Nhảy Cao Thế Giới: Những Cú Bật Kinh Điển Chưa Ai Vượt Qua
Hủy
Chat với WheyStore để được tư vấn hiệu quả và giá tốt

Chat trên Zalo

091 901 3030

Liên hệ

Sản phẩm đã xem gần nhất

Hoặc nhập tên để tìm